Phải có bình đẳng thì mới có từ bi đích thực

Người xuất gia luôn có lòng từ bi, Phật pháp vô cùng chú trọng đến lòng từ bi, luôn luôn hướng mọi người một lòng hướng thiện. Lý giải của Phật pháp về lương thiện sâu sắc hơn rất nhiều so với những lý giải của chúng ta trong thế tục. Phật pháp nhấn mạnh: Người lương thiện chân chính nên xây dựng trên cơ sở của việc hai bên bình đẳng.

Nếu như không có bình đẳng, thì không thể nói tới lương thiện được. Từ bi và lương thiện trong Phật pháp có thể vĩ đại là ở chỗ Phật tổ luôn đứng ở vị trí bình đẳng với chúng sinh để thể hiện lòng từ bi và lương thiện của mình.

phật từ bi

Có một câu thơ rất hay: “Bất tục tức tiên cốt, đa tình nãi Phật tâm”. Có nghĩa là: Phật vốn đa tình nhất, đại từ đại bi chính là thể hiện thâm tình cứu thế của Phật tâm.

Tương truyền, đời trước của Phật Thích Ca Mâu Ni là một vị tu hành giả. Ông ngày đêm không nghỉ, thành tâm thành ý, không hề rời bỏ, dũng mãnh tinh tiến tu hành đạo bồ tát, kinh động cả thiên giới. Thiên đế vì muốn thử lòng thành tâm của ông ta, liền phái người hầu hóa thành một con chim bồ câu, còn mình tự biến thành một con chim ưng truy đuổi theo sát phía sau.

Tu hành giả thấy con chim bồ câu đang ở thế nguy nan, liền nhoài người ra, ôm con chim bồ câu vào lòng để bảo vệ. Chim ưng ăn thịt chim bồ câu không được, rất bất mãn, liền hỏi tu hành giả: “Tôi đã mấy ngày không ăn rồi, tiếp tục không được ăn nữa thì sẽ đói chết. Người tu hành không phải là xem chúng sinh bình đẳng ư? Hiện ông cứu mạng của nó nhưng lại hại mạng của tôi vậy!”

Tu hành giả đáp: “Người nói rất có lý, để biểu thị công bằng cho rõ, thịt trên người chim câu nặng bao nhiêu, ngươi có thể lấy từng ấy thịt trên người ta để ăn.”

Thiên đế dùng pháp lực làm cho thịt của tu hành giả luôn nhẹ hơn thịt chim câu ở trên cân. Tu hành giả vẫn nhịn đau cắt thịt của mình, cho đến khi cắt hết thịt toàn thân, trọng lượng của hai bên thịt vẫn không bằng nhau, Tu hành giả đành đem cả thân mình lên cân để mong cân bằng.

Thiên đế nhìn thấy tu hành giả hiến thân thì chim ưng và bồ câu đều biến hóa lại nguyên hình. Thiên đế hỏi tu hành giả: “Khi ông phát hiện đã cắt hết thịt mà trọng lượng vẫn không cân bằng, ông không mảy may có lòng hối hận hay oán hận ư?”

Tu hành giả trả lời: “Người hành bồ tát đạo nên có tinh thần nan hành nan tu, nhân nịch kỷ nịch, để cứu độ nỗi thống khổ của chúng sinh, cho dù hi sinh tính mạng cũng không hối tiếc, sao lại hối hận, oán hận?”

Thiên đế bị tấm lòng từ bi và tinh thần dũng cảm của ông cảm động, lại dùng pháp lực giúp ông hóa trở lại khỏe mạnh như cũ.

Trong mắt của Phật Thích Ca Mâu Ni, mọi sinh mạng trên thế gian đều bình đẳng, đều đáng được trân trọng và yêu quý, càng cần chúng ta phải đối xử tốt.

Một người thực sự thành Phật không phải là người vô tình, ngược lại là người có tình cảm sâu sắc nhất, tình cảm ở đây chính là tình cảm cứu thế đại từ đại bi. Chúng ta xem câu chuyện “Cắt tai cứu chim trĩ dưới dây:

Thiền sư Trí Vũ đời Đường dừng chân bên ngoài tham thiền. Một hôm, khi ông đi mệt rồi bèn ngồi dưới rừng cây để uống nước, nghỉ ngơi. Đột nhiên, có một con chim trĩ hoảng loạn bay về phía ông, toàn thân đầy vết máu, trên cánh trúng một mũi tên, sau đó là một người thợ săn thở hổng hộc đang truy đuổi tiến sát lại. Con chim trĩ bị thương nhảy tới trước nơi Trí Vũ thiền sư ngồi, thiền sư liền lấy ống tay áo che chở cho sinh mạng nhỏ này. Người thợ săn hướng về phía Trí Vũ thiền sư tìm kiếm chim trĩ: “Đại sư, xin hãy trả con chim tôi đã bắn trúng cho tôi.”

Trí Vũ đại sư đưa ánh mắt nhẫn nại, hiền từ vô lượng nhìn về phía người thợ săn nói: “Nó chỉ là một sinh mạng nhỏ, hãy tha cho nó!”

Người thợ săn không đồng ý kiên trì muốn lấy lại con chim trĩ. Trí Vũ thiền sư cuối cùng không còn cách nào khác, đành mang con dao phòng thân khi đi đường ra cắt đôi tai của mình đưa cho ngưởi thợ săn cố chấp. Người thợ săn kinh hãi lặng người, được tấm lòng từ bi của Trí Vũ thiền sư cảm hóa, cuối cùng giác ngộ chuyện săn bắn sát sinh là việc tàn nhẫn nhất, ông ta liền bỏ dao xuống, tới trước mặt Trí Vũ thiền sư xin được đi theo Trí Vũ thiền sư để nghe giáo huấn.

Để cứu mạng sinh linh, không tiếc gì cắt xẻ thân thể mình, thiền sư Trí Vũ chính là biểu hiện cụ thể của đức hạnh “Vì muốn đưa chúng sinh thoát khổ, không cầu an lạc cho bản thân.”

Thiền giả không phải là chạy trốn khỏi xã hội, cách xa khỏi đám đông, thực hiện xả thân cứu người của thiền giả có thể thấy rõ từ việc cắt tai cứu chim trĩ của thiền sư Trí Vũ.

Tên đầy đủ của Quan Âm mà dân gian Trung Quốc kính ngưỡng là: Đại từ đại bi quan thế âm bồ tát. Bản thân Phật Thích Ca Mâu Ni cũng là hóa thân của từ bi. Phật vốn đa tình, những tình cảm của Phật không si mê, không thế tục mà là sự kết hợp làm một của tâm đại bi và tâm đại ái. Tâm đại bi chân chính không còn vết tích của lòng từ bi mà đó là những hành động đương nhiên phải thế, tâm đại ái cũng vậy. Có những việc Phật làm cực kì bình thường thì đối với chúng ta lại kinh thiên địa, khốc quỷ thần, nguyên nhân chính là do chúng ta không hiểu được bản chất từ bi của nhà Phật.

Bình luận trên Facebook